3 THÁCH THỨC, 3 GIẢI PHÁP VÀ VAI TRÒ CHỦ LỰC CỦA DOANH NGHIỆP

Thứ ba - 20/09/2016 14:32
Tại Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ 2016 diễn ra ngày 16/9 tại TP HCM, TS. Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra 3 thách thức, 3 giải pháp là làm rõ vai trò chủ lực của doanh nghiệp.
3 THÁCH THỨC, 3 GIẢI PHÁP VÀ VAI TRÒ CHỦ LỰC CỦA DOANH NGHIỆP

Ông Đoàn Duy Khương cho biết, chúng ta đang sống trong một khu vực, một thế giới thay đổi với các chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra các nguồn lực phát triển kinh tế mới khi mà các nguồn lực truyền thống đã trở nên bất cập. Chính vì vậy, chính sách phát triển và Hội nhập kinh tế quốc tế luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam. Bên cạnh các chương trình phát triển thương mại song phương và các chương trình đa phương như WTO, APEC và ASEM… Việt Nam đang hướng tới AEC, RCEP, TPP. 

Thách thức… 

Trong bối cảnh thay đổi đó, có thể nhận thấy 3 thách thức cơ bản: 

Thứ nhất, nguồn lực nào sẽ là động lực để phát triển kinh tế. 

Thứ hai, sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các nền kinh tế và doanh nghiệp. 

Thứ ba, sự thay đổi của thị trường cung, cầu sẽ thay đổi cách vận hành của nền kinh tế. Ví dụ như các chương trình hội nhập AEC, RCEP, TPP sẽ mở ra một thị trường cầu với số lượng người tiêu dùng gấp hàng chục lần dân số Việt Nam. Thị trường cung với sự phát triển của công nghệ sẽ định hình lại các ngành công nghiệp và khu vực kinh tế. Các ngành như tài chính, bán lẻ, thông tin truyền thông, đào tạo sẽ được tái cấu trúc cùng với sự phát triển của công nghệ số. 

Sự phát triển của công nghệ sẽ làm thay đổi các ngành nghề truyền thống và phân chia lại công việc giữa con người và máy móc. Ngoài ra, sự phát triển của ngành giao thông dẫn đến giảm chi phí kinh doanh cũng làm thay đổi kinh tế thương mại truyền thống. 

Ở tất cả các ngành, chuỗi giá trị sản phẩm dược phân chia ở các quốc gia. Mỗi quốc gia càng ngày càng chuyên nghiệp, chuyên ngành (dòng hàng hóa trung gian, bán thành phẩm nhiều hơn gần 4 lần hàng hóa thành phẩm được luân chuyển trong hệ thống logistics toàn thế giới). Điều đó có nghĩa là cạnh tranh cũng chuyển dần từ cạnh tranh sản phẩm sang cạnh tranh ở các phân khúc trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm. Hơn nữa cạnh tranh cũng dịch chuyển đến tận nghề nghiệp cá nhân khi các chuyên gia ở các nền kinh tế khác nhau có thể kết hợp để thực thi một dự án ở bất kỳ nơi nào trên thế giới 

“Nhận thức được sự thay đổi và có các giải pháp để nắm bắt cơ hội cũng như vượt qua thách thức sẽ giúp chúng ta có được nguồn lực mới thông qua thương mại quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh để tiếp tục phát triển kinh tế và tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả”. – ông Khương nói. 

Phó Chủ tịch VCCI thông tin thêm, vùng Đông Nam Bộ là khu vực đầu tầu kinh tế của cả nước với 4 tỉnh hạt nhân phát triển của vùng kinh tế: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ cũng đứng thứ 2 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới với 3.376 doanh nghiệp, chiếm 69% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước. 

Xét về tình hình vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới phân theo vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ cũng cùng với Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có số vốn đăng ký cao nhất so với các vùng còn lại trong cả nước với đăng ký 25.669 tỷ đồng tăng 101,1%. 

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014. TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận trong tương lai sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và là đầu tàu phát triển kinh tế chung của cả nước. 

… và giải pháp 

Theo Phó Chủ tịch VCCI, để khu vực Đông Nam Bộ có thể thực hiện tốt quy hoạch vùng của Chính phủ, cần thực hiện 3 giải pháp sau: 

Thứ nhất, Đông Nam Bộ cần phải định vị là một khu vực thống nhất, liên kết kinh tế có sức cạnh tranh cao cả ở thị trường trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo sự tăng trưởng khu vực; tạo ra nhiều công ăn việc làm và đặc biệt là phát triển các ngành nghề có năng suất cao để đem lại sự giàu có của mỗi cá nhân và doanh nghiệp 

Thứ hai, xác định rõ lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm, phân khúc sản phẩm cốt lõi có khả năng liên kết và cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế (theo các tiêu chí tốc độ, quy mô và bền vững). Cũng cần nghiên cứu phát triển hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. 

Thứ ba, xây dựng các cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm như: thể chế, chính sách, giáo dục, nghiên cứu đào tạo… nhằm tăng cường sức liên kết và cạnh tranh của các ngành nghề cốt lõi. 

Ông Khương hi vọng sẽ được lắng nghe những chia sẻ của các vị đại biểu, chuyên gia, các doanh nhân tham dự Tại Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ 2016 về những kinh nghiệm hay, những giải pháp để liên kết thành công, phát huy vai trò động lực của doanh nghiệp trong quy hoạch và phát triển vùng kinh tế, tháo gỡ rào cản tư duy để tận dụng những cơ hội mới cho phát triển.

Nguồn tin: enternews.vn

 Từ khóa: 3 thách thức cho DN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÀI TRỢ KIM CƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Tài trợ chính
Gửi câu hỏi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây